VFF đưa ra quy định, kéo dài độ tuổi đào tạo trẻ từ 23 lên 25 tuổi để trói chân cầu thủ bất chấp luật lệ của FIFA áp dung trên toàn thế giới, cho phép cầu thủ trên 23 tuổi được tự do chuyển nhượng. Chính sách "bảo hộ cầu thủ" được lý giải bởi đặc thù của bóng đá Việt Nam và chỉ áp dụng ở đang trở thành rào cản khiến cầu thủ trẻ mất đi cơ hội thăng tiến, phát triển tài năng…
Câu hỏi đặt ra là vì sao VFF lại đặt ra ngoại lệ cho V-League và liệu đằng sau quyết định tăng niên hạn phục vụ, nhằm trói chân cầu thủ trẻ thêm 2 năm nữa, có sự tác động của các ông chủ đội bóng lâu nay vốn chỉ quan tâm tới lợi ích của cá nhân. Tất nhiên, các CLB bỏ tiền đầu tư đào tạo trẻ có quyền được "bảo hộ" để tránh những thiệt hại từ việc chảy máu cầu thủ và FIFA cũng đã có quy định rất rõ ràng khi xác định . Thế nhưng nếu chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt của các ông chủ CLB mà không tính tới sự thiệt thòi của cầu thủ khi phải "cày" để trả nợ thêm 2 năm cho CLB.
Trên thực tế, thời gian cống hiến của cầu thủ rất ngắn, chỉ trên dưới 30 tuổi là bắt đầu bước qua thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp. Chính vì vậy, quyết định nâng độ tuổi đền bù hợp đồng đào tạo cầu thủ trẻ lên 25 không chỉ trái với thông lệ quốc tế mà còn khiến nhiều các cầu thủ nằm trong diện điều chỉnh có cảm giác bị đối xử không công bằng, nhưng chẳng biết kêu ai. Năm ngoái, thủ môn Bửu Ngọc vừa hết tuổi 23 tính chuyện ra đi bị CLB "chốt" giá đền bù 2 năm hợp đồng, quy ra tiền là 3 tỷ đồng phải nhờ luật sư "đấu lý" mới mới được "giải phóng" với giá 1,5 tỷ đồng. Mùa này tới lượt tuyển thủ U23 Thanh Hiền vừa bước qua tuổi 22 được áp giá 4,5 tỷ cho 3 năm còn lại của hợp đồng nếu quyết ra đi. Trường hợp của Quế Ngọc Hải còn khó hơn. Do cần số tiền lớn để lo chi phí chữa trị cho Anh Khoa, nhưng khi được ĐTLA ngỏ lời giúp đỡ nếu đồng ý về đầu quân thì ngay lập tức bị SLNA hét giá 5 tỷ đồng.
Những "rào cản kỹ thuật" như vậy dễ dàng được các CLB dựng lên để trói chân cầu thủ nhờ vào quy định kéo dài độ tuổi phục vụ của VFF. Bởi theo Quy chế bóng đá chuyên nghiệp hiện hành, cầu thủ chỉ được phép ra đi mà không phải đền bù phí đào đạo trẻ cho câu lạc bộ khi bước qua tuổi 25 . Tuy nhiên, điều khiến nhiều người khó hiểu là việc VFF áp dụng "tiêu chuẩn kép" để đối phó với FIFA bằng cách khoanh vùng các giao dịch chuyển nhượng cầu thủ giữa các CLB trong nước phải tuân theo quy định mới, còn với các vụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì vẫn làm theo quy định của FIFA.
VFF có lý do để bảo vệ quyền lợi cho các CLB, nhưng ai sẽ đứng ra để bảo vệ quyền lợi cho cầu thủ khi bị xâm phạm. Đã có rất nhiều những ý kiến đồng tình với việc thành lập Hiệp hội cầu thủ bóng đá Chuyên nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho cầu thủ, nhưng đã nhiều năm trôi qua VFF vẫn còn đang xem xét chứ chưa có những động thái xúc tiến. Người ta có quyền đặt câu hỏi, liệu đằng sau việc áp đặt hạn ngạch phục vụ của cầu thủ trẻ thêm 2 năm nữa có hay không tác động từ phía các ông bầu, những người được hưởng lợi nhiều nhất từ quy định này? Việc sửa đổi Quy chế bóng đá chuyên nghiệp của VFF rõ ràng đang tạo thêm khó khăn cho cầu thủ và làm nảy sinh những tranh chấp, hệ lụy khiến V-League càng thêm phức tạp với các quy định chẳng giống ai.
ĐAN PHƯỢNG