Sức khỏe

08:25 21/05/2016

“Suýt nữa thì tính mạng của con đã không giữ được chỉ vì kinh nghiệm truyền miệng và sự chủ quan của tôi”, chị Hòa chia sẻ về sai lầm của mình khi chăm sóc con bị tiêu chảy.

Những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ bị tiêu chảy
Mùa hè với khí hậu nóng, ẩm là thời kỳ cao điểm các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
Coi chừng dịch tiêu chảy mùa hè ở trẻ
Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Chọn bừa phương thuốc

Mới đây, ngày 17/5, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang vừa tiếp nhận bệnh nhi 20 ngày tuổi rơi vào tình trạng nguy kịch do bố mẹ dùng sái thuốc phiện để trị tiêu chảy cho con. Bé nhập viện trong tình trạng thở khò khè, rút lõm lồng ngực, nồng độ bão hòa oxy trong máu giảm còn 85%, đi ngoài phân lỏng nước, da tím tái. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng,

Theo thông tin từ Dân trí, gia đình trẻ cho biết, do trẻ bị đi ngoài phân lỏng ngày nhiều lần từ khi mới đẻ, nên gia đình đã cho cháu uống sái thuốc phiện để tự chữa bệnh. Sau uống 1 giờ thấy trẻ tím tái, khó thở nên đưa cháu vào viện cấp cứu. Cháu được chẩn đoán viêm phổi, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc sái thuốc phiện. Hiện tại, sau 1 ngày điều trị, trẻ tỉnh, đỡ khó thở, vẫn đang tiếp tục được điều trị tích cực tại Khoa Nhi.

Không tùy tiện cho con sử dụng thuốc

Theo đó, các bác sĩ đưa ra khuyến cáo, khi trẻ bị bệnh, các gia đình nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc ở nhà, đặc biệt là sái thuốc phiện, bởi điều đó có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng: rối loạn thần kinh, ức chế trung tâm hô hấp… dẫn đến nguy cơ tử vong cao.

Chăm con sai cách

Là bệnh đơn giản tuy nhiên, nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn đến nguy cơ tử vong hoặc suy dinh dưỡng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Thời tiết bước sang mùa hè, nắng nóng thất thường khiến cho cậu con trai hơn 2 tuổi của chị Hòa (30 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) thường hay bị ốm. Mấy hôm nay bé còn đang có triệu chứng đi ngoài. Nghĩ rằng con sức đề kháng yếu lại gặp thời tiết khó chịu nên con đã bị tiêu chảy. Theo thói quen và kinh nghiệm truyền miệng, chị Hòa chỉ dám cho con ăn cháo trắng, đôi khi là ăn với đường hoặc một chút muối, vì sợ dạ dày của con bị yếu, không tiêu hóa được, bệnh càng nặng thêm.

Con cần được cung cấp đủ dưỡng chất để chống lại bệnh

Vì là đứa con đầu lòng nên trong việc chăm sóc và nuôi con, chị Hòa thường học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Thế nên, khi thấy con bị tiêu chảy, chị cũng cứ thế mà áp dụng. Sau hơn một ngày, chứng tiêu chảy của con không những không thuyên giảm, mà còn nặng hơn. Thấy con xanh xao, gầy hẳn đi, gia đình chị lo lắng, phải chở con đi viện gấp. “Bác sĩ mắng, may mà cấp cứu kịp thời, nếu không khó mà qua khỏi vì suy sinh dưỡng nặng…”, chị Hòa chưa hết lo sợ kể lại, “Suýt nữa thì tính mạng của con đã không giữ được chỉ vì kinh nghiệm truyền miệng và sự chủ quan của tôi”.

Cha mẹ cần cẩn trọng

Các nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh, có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi... Trong khi tiêu chảy, các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng.

Sai lầm của chị Hòa cũng là sai lầm của không ít các ông bố bà mẹ khi chăm con bị tiêu chảy. Theo các chuyên gia, quan niệm cần kiêng nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng vì cho rằng hệ tiêu hóa của trẻ bị tiêu chảy còn yếu, không thể hấp thụ dưỡng chất là điều sai lầm. Khi trẻ mắc bệnh, những loại thực phẩm như tôm, cá, thịt, trứng, sữa cần được bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày để trẻ không bị kiệt sức vì thiếu chất, đồng thời tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho trẻ.

Trong khi đó, cháo muối hay cháo đường không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé, càng khiến bé nhanh suy kiệt và không thể chống được bệnh tật. Đặc biệt, khi bé bị tiêu chảy, cần hạn chế cho bé ăn đường vì nó khó hấp thu và làm bé tiêu chảy nặng hơn.

Các biện pháp giữ vệ sinh là cách phòng chống bệnh hiệu quả

Bên cạnh đó, một số sai lầm khác mà cha mẹ thường mắc cũng khá phổ biến như: Tự ý cho con uống kháng sinh, sử dụng thuốc và các biện pháp cầm tiêu chảy sai, bừa bãi… Những sai lầm thường gặp này bắt nguồn từ tâm lý nóng vội muốn con khỏi bệnh nhanh của người lớn nhưng cũng là nguyên nhân khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ càng trở nên trầm trọng.

Sử dụng các thuốc hoặc các biện pháp cầm tiêu chảy sẽ làm cho thời gian lưu trú của các virus, vi khuẩn trong đường tiêu hóa kéo dài hơn làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ và làm cho tiêu chảy kéo dài hơn. Việc tự ý sử dụng kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa, làm tiêu chảy kéo dài, khiến trẻ hấp thu càng kém và lâu bình phục. Trẻ thậm chí có thể bị đe doạn đến tính mạng, tử vong, vì những biến chứng sau đó gây ra.

Chính vì thế, việc đề phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ là rất cần thiết. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ cơ thể chỗ ăn ngủ, vui chơi, đồ trẻ chơi… các bác sĩ khuyến cáo, giải pháp hiệu quả phòng bệnh tiêu chảy là ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, cha mẹ nên thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng vắc xin ngừa tiêu chảy cho trẻ để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Nguyễn Vũ

Dấu hiệu bất thường dự báo sức khỏe của con
Tiếng khóc của trẻ bất thường, trẻ bị sốt, tiêu chảy kéo dài… đó có thể là những dấu hiệu báo cho mẹ biết về tính trạng sức khỏe không tốt của con.
Lựa chọn nào cho sức khỏe dạ dày ngày hè?
Đầy hơi, tiêu chảy, chướng khí, đau dạ dày… là những bệnh liên quan đến dạ dày vẫn thường hành hạ bạn, đặc biệt trong những ngày hè oi bức. Dưới đây là những...
Bí quyết trị tiêu chảy hiệu quả cho bé
Không chỉ là món ăn ưa thích, nhiều chất dinh dưỡng, các loại trái cây còn được xem là dược liệu tự nhiên cực tốt trong việc chữa tiêu chảy cho con bạn.
Chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp là hai căn bệnh hay gặp ở trẻ em và cũng gây tử vong nhiều nhất cho trẻ. Thế nhưng qua tiếp xúc với các bà mẹ đưa trẻ đi khám...

Để lại một bình luận

Thông tin phản hồi (0)

Bài mới cùng mục

Thông tin Thể thao Việt Nam
- Trụ sở Báo Thế thao Việt Nam

ttvn

Giấy phép báo điện tử Thể thao Việt Nam số 359/GP - BTTTT
Top