Sức khỏe

10:37 11/05/2016
Việc trà C2 và rồng đỏ bị nghi nhiễm chì không phải vụ đầu tiên nước ngọt “made in Việt Nam” dính những nghi án liên quan đến chất lượng sản phẩm, trước đó Trà xanh không độ, trà Ô Long, Trà giải nhiệt Dr Thanh cũng khiến người tiêu dùng “lao đao”?
Toàn cảnh y tế 28/8: Tặng miễn phí C2 sắp hết hạn cho người tiêu dùng
Tamvocviviet – Tặng C2 sắp hết hạn miễn phí cho NTD, thúc đẩy sản xuất vắc xin Việt, tăng cường tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh, phẫn nỗ với bác sĩ tự sường...
Gia hạn tạm giam ông Minh vụ chai nước ngọt có ruồi

Ông Võ Văn Minh - người bị bắt giam vì đòi công ty Tân Hiệp Phát đưa 1 tỷ đồng đổi lấy chai nước ngọt Number One có ruồi đã bị gia hạn tạm giam thêm 4 tháng.
Người dân “sợ” trà xanh, trà thảo mộc đóng chai

Mới vào đầu mùa nóng nhưng với thời tiết luôn sấp sỉ chạm ngưỡng gần 40 độ C thì nhu cầu tiêu thụ nước ngọt ngày càng tăng cao. Thế nhưng liên tục gần đây, nước giải khát “made in Việt Nam” liên tục dính những lùm xùm liên quan đến chất lượng sản phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang, e dè khi lựa chọn những phẩm này.
Vụ bê bối nghi án trà C2 nhiêm độc chì vượt ngường cho phép khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào các công ty sản xuất nước ngọt ở Việt Nam
Cách đây một thời gian, vụ con ruồi trong chai nước của Tân Hiệp Phát đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của người dân. Liên tiếp sau đó, các sản phẩm của công ty này thường xuyên bị phát hiện có dị vật, thậm chí là nổi váng. Người tiêu dùng liên tục lên các diễn đàn tiêu dùng, mạng xã hội đòi tẩy chay Tân Hiệp Phát yêu cầu công ty này “kinh doanh có tâm” hơn. Sau vụ chai nước có ruồi, rất nhiều khách hàng chuyển sang sử dụng các sản phẩm khác cùng loại vì muốn được “an toàn”.

Minh Tân (Sinh viên) cho biết do thường xuyên cùng các bạn đi đá bóng, sau mỗi buổi tập cả nhóm thường hay uống nước ven đường, trước kia Tân thích Trà xanh không độ nhưng sau vụ Trà xanh có ruồi, cậu sinh viên chuyển sang uống C2. Gần đây lại có tin đồn C2, Rồng đỏ bị nhiễm chì, Tân vô cùng hoang mang vì đã trót uống quá nhiều.

Chị Oanh (nhân viên văn phòng) cũng tâm sự rằng các con chị rất thích uống nước ngọt đóng chai, chị thường hay mua cả một lốc về trữ sẵn trong tủ lạnh nhưng dạo gần đây chị không dám cho con uống các loại trà này nữa vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Vụ 5 con ruồi trong chai nước, C2 của URC, mảnh thủy tinh trong chai sản phẩm Coca, 2 con nhện trong chai Sting của Pepsi, Tân Hiệp Phát bị đe doạn tung 1000 chai Trà xanh có ruồi và mới đây nhất là nguyên liệu nước uống C2, Rồng Đỏ bị nghi ngờ nhiễm độc chì… chỉ là một trong số ít những vụ lùm xùm liên quan đến các loại nước ngọt ở Việt Nam. Những sự việc trên đều rất bất bình thường nhưng người tiêu dùng vẫn luôn phải cam chịu. Họ là những người bỏ tiền ra mua sản phẩm và cũng là những người chịu thiệt thòi vì phải sử dụng những sản phẩm kém chất lượng.

Ứng xử của các doanh nghiệp Việt Nam

Trước những bê bối an toàn thực phẩm với các sản phẩm đóng chai của các “ông lớn nước ngọt made in Việt Nam” ứng xử như thế nào? Tân Hiệp Phát đang khiến dư luận nhắc đến là “đại gia” có thành tích về “dị vật trong chai”. Mỗi khi bị “tố”, Tân Hiệp Phát luôn để lợi ích và uy tín của mình lên trên người tiêu dùng. Thay vì đàm phán, thương lượng với khách hàng, họ lại báo công an dẫn đến việc khách hàng lâm vào vòng lao lý. Tân Hiệp Phát có thể không sai về mặt pháp luật nhưng điều này khiến hình ảnh của công ty xấu đi rất nhiều.

Không khiến khách hàng lâm vào vòng lao lý như Tân Hiệp Phát, đại diện của Công ty URC Việt Nam lại cố “chữa cháy” khi thông tin C2, Rồng đỏ có chì vượt ngưỡng cho phép bằng cách nói đó kết quả xét nghiệm nguyên liệu. Không thể dựa vào kết quả này để khẳng định sản phẩm kém chất lượng. Nhưng có lẽ URC đã quên mất rằng nếu nguồn nguyên liệu không sạch, có nghĩa là ngay từ khâu đầu tiên đã không đảm bảo liệu sản phẩm của họ có an toàn?

Chính những phản ứng này khiến người tiêu dùng ngày càng thất vọng về các “ông lớn” nước ngọt của đại gia Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, đứng trước một cuộc khủng hoảng về chất lượng sản phẩm, điều đầu tiên là xác minh sự thật sau đó đứng ra xin lỗi người tiêu dùng và tìm cách khắc phục những sai lầm yếu kém của mình. Thế nên mỗi khi sản phẩm không đảm bảo vệ sinh, hay tiêu hủy chúng, các doanh nghiệp lớn nước ngoài thu hồi hoặc tiêu hủy là chuyện hiển nhiên dù thiệt hại về mặt kinh tế nhưng họ lại giữ được “chữ tín” dám chịu trách nhiệm sản phẩm của mình đến cùng. Thế nhưng các doanh nghiệp Việt Nam kẻ thì tìm cách lấp liếm, che đậy thông tin, người thì hành xử thiếu thuyết phục khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào chất lượng sản phẩm của họ và quan trọng hơn là mất niềm tin rằng các doanh nghiệp sẽ đặt lợi ích người tiêu dùng lên trên hết như cách mà họ “quảng cáo”.

Đã đến lúc khách hàng sử dụng “quyền tiêu dùng”

Trước những bê bối thực phẩm gần đây, không chỉ là nước ngọt mà còn một loạt các sản phẩm kém chất lượng khác như rau bẩn, thịt bẩn… người tiêu dùng nên ý thức được “quyền tiêu dùng” của mình và sử dụng đúng “quyền của mình”. Người tiêu dùng có quyền được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, được cung cấp thông tin chính xác về nguồn gốc, xuất xử hàng hóa, được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chính sách bán hàng và quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa dịch vụ không đúng tiêu chuẩn cam kết. Người tiêu dùng cũng có quyền khiếu nại khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiến để bảo vệ quyền lợi của mình. Cũng đã đến lúc pháp luật cũng cần “trao quyền” cho người tiêu dùng để có thể đảm bảo được lợi ích của họ.
Hà Thu

Để lại một bình luận

Thông tin phản hồi (0)

Bài mới cùng mục

Thông tin Thể thao Việt Nam
- Trụ sở Báo Thế thao Việt Nam

ttvn

Giấy phép báo điện tử Thể thao Việt Nam số 359/GP - BTTTT
Top