Nhìn lại khoảng thời gian lúc vừa tiếp nhận chức vụ HLV trưởng của ĐTQG và U23, nếu nói rằng ông Miura chưa xây dựng được lối chơi theo quan điểm riêng của mình là không chính xác.
Lối chơi của ông thầy người Nhật được xây dựng dựa trên nền tảng là thể hình, mạnh tranh chấp và thường xuyên sử dụng chiến thuật bóng dài hoặc mở rộng ra biên. Hàng tiền vệ trung tâm chủ yếu thực hiện nhiệm vụ càn quét, thu hồi bóng và triển khai ra biên. Ở Miura chúng ta gần như không thấy khái niệm về lối chơi bật nhả cự ly ngắn dựa trên nền tảng tố chất kỹ thuật hay tấn công trung lộ. Có thể nói rằng lối chơi của ông Miura là không phù hợp với nền tảng cầu thủ Việt Nam thì có lẽ đúng hơn.
Thông thường việc một HLV có được thành công hay không chủ yếu là nhờ việc áp dụng một lối chơi phù hợp với nền tảng cơ bản của cầu thủ nhiều hơn là việc áp dụng lối chơi thiên về sở đoản. Điển hình như ĐTQG dưới sự dẫn dắt của các HLV Alfred Riedl thiên về lối chơi bóng bám biên, lật cánh đánh đầu thời Huỳnh Đức, Hồng Sơn hay thời Văn Quyến, Công Vinh. Tuy nhiên, bên cạnh lối chơi bám biên thì vẫn có những thời điểm họ chơi tấn công trung lộ trong những tình huống bế tắc vì trong đội hình còn có Hồng Sơn, Văn Quyến.Thời điểm này các cầu thủ mới làm quen với khái niệm phòng thủ khu vực. Hoặc dưới thời HLV Henrique Calisto thì chúng ta sử dụng lối chơi chủ đạo là phòng ngự phản công dựa trên nền tảng kỹ thuật, phối hợp nhóm, bóng ngắn, phòng ngự khu vực. Các phương án tấn công biên hoặc trung lộ đều dựa trên nền tảng này. Lối chơi này phát huy hết được các yếu tố kỹ thuật vốn là điểm mạnh của nền tảng cơ bản của cầu thủ Việt Nam.
Nhìn chung, lối chơi mà các HLV Riedl hay Calisto đã áp dụng cho các ĐTQG trước đây thành công và thất bại cũng có nhưng người hâm mộ vẫn hài lòng với những gì mà ông Rield hay Calisto đã xây dựng. Ít ra thì người hâm mộ còn thấy được những nét tích cực và lối chơi rõ nét của một đội bóng dù là thi đấu giao hữu hay những trận đấu chính thức. Cái cảm giác ấm ức, buồn rơi nước mắt về thất bại của ĐT năm 98 hay sự vui mừng tuôn trào, cảm giác gai gai vui sướng khi đoạt cúp AFF 2008 vẫn còn đó. Nói vậy để thấy rằng người xem bóng đá không thể thiếu cảm xúc.
Ở Miura, cái cảm xúc mỗi khi xem ĐT thi đấu chẳng thể kiếm đâu ra được với lối chơi vô hồn, không có một bộ khung ổn định. Người hâm mộ dù có cố gắng đến mấy cũng chẳng thể nuốt trôi được cái lối chơi mà ông đã xây dựng trong suốt hơn 1 năm qua. Từ các trận thi đấu giao hữu đến giải chính thức chúng ta chẳng thấy sự khác biệt nào trong cách xây dựng lối chơi của ông dù thời gian để ông thực thi các triết lý của mình là không ít. Bên cạnh đó chẳng có HLV nào lại xáo trộn các vị trí thi đấu của các cầu thủ để thử nghiệm trong suốt các lần tập trung đội tuyển như ông Miura đã làm.
Việc thử nghiệm là cần thiết để ông có thể nhìn ra những điểm mới của cầu thủ mà ông thử nghiệm, nhưng lần nào tập trung cũng thử nghiệm đi thử nghiệm lại thì có thể thấy rằng cách nhìn nhận của ông Miura có vấn đề thật sự. Ở Miura thì triết lý không có vị trí nào là sở trường thì hy vọng gì ở việc các ĐT mà ông dẫn dắt chẳng có bất kỳ lối chơi cụ thể và cố định nào cũng là điều dễ hiểu. Có thể triết lý của ông Miura là quá mới và quá cao đối với trình độ của ĐTVN nên các cầu thủ không thể hiện được hết sự ưu việt triết lý của ông Miura là vậy.
Người hâm mộ có được cho là quá đáng khi yêu cầu những yêu cầu của mình đối với một đội bóng mà họ cổ vũ? Sự công bằng nằm ở đâu khi HLV và cầu thủ thì yêu cầu người hâm mộ hãy cổ vũ tinh thần cho họ trong khi họ chẳng đáp ứng được sự mong mỏi ở người cổ vũ cho họ.
Bóng đá nhìn chung cũng là một môn thể thao giải trí đơn thuần, vì vậy ngoài sự yêu mến và trách nhiệm của một công dân thì người hâm mộ có quyền yêu cầu hay phê phán với những gì mà HLV hoặc cầu thủ chưa thực hiện được. Đừng bắt người hâm mộ, yêu bóng đá, yêu Đội Tuyển đến sân cổ vũ và chịu đựng lối chơi vô hồn không cảm xúc. Chúng ta có thể yếu, nhưng không phải vì yếu mà chúng ta thi đấu bạc nhược và vô hồn như vậy.
Nên chăng gọi lại Ngọc Hải cho U23 Việt Nam?
Phải nói rằng sau hai trận giao hữu với đội bóng hạng tư của Nhật là JFL Selection, có thể thấy rất rõ rằng hàng thủ của U23 Việt Nam đang là một khâu rất yếu...
CLB Cerezo Osaka chốt quân sẵn sàng cho trận gặp U23 Việt Nam
Để chuẩn bị cho trận đấu với U23 Việt Nam chiều ngày 17/12 tới CLB Cerezo Osaka đã chốt danh sách lực lượng sang Việt Nam.
Thua JFL Selection trận thứ hai, U23 Việt Nam lại tổn thất lực lượng
Chiều 14/12, đội tuyển U23 Việt Nam tiếp tục gục ngã trước JFL Selection. Cùng với trận thua này U23 Việt Nam còn bị tổn thất lực lượng
U23 Việt Nam chưa định hình được bộ khung
Sau nửa tháng tập trung và có hai trận đấu tập, nhưng đội tuyển U23 Việt Nam vẫn chưa thể định hình được bộ khung khi mà VCK U23 châu Á 2016 đang đến gần.
U23 Việt Nam 0-1 JFL Selection: Tiếp tục gục ngã
Thầy trò HLV Miura tiếp tục thất thủ với tỷ số 0-1 trước JFL Selection trong trận tái ngộ giữa hai đội chiều nay.
Trực tiếp U23 Việt Nam 0-1 JFL Selection: Nỗ lực đòi nợ bất thành
Thethaovietnam.vn xin gửi tới độc giả những thông tin chi tiết cuộc tái đấu giữa U23 Việt Nam và JFL Selection trên sân Hàng Đẫy vào lúc 15h00 ngày hôm nay.
U23 Việt Nam vs JFL Selection: Công Phượng đổi vận với tóc mới?
Sau khi tịt ngòi ở trận đấu lượt đi, các fan hâm mộ hy vọng kiểu tóc mới sẽ giúp Công Phượng giải tỏa cơn khát bàn thắng ở trận tái đấu JFL Selection chiều nay.
Những điều rút ra sau thất bại của U23 Việt Nam trước JFL Selection
Chiều 12/12, U23 Việt Nam đã có một thất bại toàn diện trước đội bóng hạng 4 Nhật Bản, JFL Selection. Thất bại này giúp thầy trò HLV Miura rút ra cho mình...
Gia Cát (CTV)